2 món soda vải thiều mà chị em nên thử chế biến

Mùa hè đến rồi, để xua tan cái nóng nực này, bạn cũng có thể thử làm soda vải thiều tự làm hay một ly trà vải giải khát, ngọt mát hấp dẫn, để “đánh tan” cơn khát, cảm xúc, cảm giác khó chịu. Thực ra, cách pha một cốc soda vải thiều hay trà vải hoa hồng, soda vải nho đen không hề khó. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn học cách làm soda hương vải thiều với nhiều vị khác nhau vừa dễ uống lại có độ ngọt đậm đà, hương vải thiều đặc trưng quyện với vị chanh không gây ngán. Món này có thể là món giải nhiệt mùa hè rất tốt! Hãy thử ngay bây giờ nhé.

Soda vải bạc hà

Nguyên liệu

Khẩu phần: 2 người

  • Vải tươi đã bỏ hột 3 quả
  • Nước Soda 1 lon (330ml)
  • Lá húng lủi 5 lá
  • Sirup vải 20ml
  • Nước cốt chanh 15ml
  • Sirup đường 70ml

Hướng dẫn thực hiện

Soda vải bạc hà
Soda vải bạc hà

1. Trái vải tươi mua về bốc vỏ, bỏ hột bên trong ta lấy phần thịt trái vải. (Quả vải ngon và chín vừa đủ độ sẽ có màu hồng.)

2. Sau đó cho vào ly 3 quả đã bốc vỏ, 5 lá húng lủi, 20ml siro vải, 15ml nước cốt chanh, 70ml syrup đường rồi dầm nát.

3. Sau đó cho đá viên vào, rót nước soda (1 lon) vào, trang trí thêm mấy trái vải và thưởng thức. Vào mùa hè này, thì việc pha một ly nước soda vải sẽ mang đến cảm giác rất tuyệt vời cho bạn khi thưởng thức, vừa đập tan các nóng oi bức lại vừa ngon miệng và bổ dưỡng nữa đấy!

Soda vải nho đen

Nguyên liệu làm Soda vải nho đenCho 1 người
Vải 10 trái Siro nho đen 30 ml Nước chanh 10 ml Nước soda 270 ml Lá ngò 1 ít Đá viên 1 ít

Cách chế biến Soda vải nho đen

Cách chế biến Soda vải nho đen
Nguyên liệu chế biến Soda vải nho đen

Vải bóc vỏ, bỏ hạt, lấy phần thịt.

Cho vào máy sinh tố phần thịt vải, 30ml siro nho đen, 10ml nước chanh, 1 ít lá ngò rồi xay nhuyễn.

Sau đó, lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt.

Cho hỗn hợp vải ra ly cùng 270ml nước soda rồi khuấy đều là hoàn tất.

Soda vải mát lạnh, có mùi thơm đặc trưng của lá ngò, ngọt nhẹ vị vải cùng chút chua đặc trưng từ siro nho vô cùng hấp dẫn.

Cách chọn mua vải tươi ngon

  • Vải ngon và chín sẽ có màu đỏ hồng, phần gai nhẵn, khi nắn sẽ có cảm giác hơi mềm và có độ đàn hồi.
  • Không chọn quả có gai nhọn nhiều vì đây thường là vải còn xanh và bị chua.
  • Quả vải tươi sẽ có mùi thơm nhẹ, ngược lại những quả vải cũ hoặc bị ủng sẽ có mùi lạ, giống mùi lên men.
  • Khi lột vỏ, vải ngon sẽ có phần cùi trắng dày, mềm, mọng nước và dễ tách khỏi hạt.

Giá trị dinh dưỡng của quả vải thiều

Quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16.5%). Theo nghiên cứu cho thấy, trong 100 gram quả vải thiều tươi sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng chính sau đây:

  • Calo: 66
  • Carbs: 16.5 gram
  • Chất đạm: 0.8 gram
  • Đường: 15.2 gam
  • Chất béo: 0.4 gam
  • Chất xơ: 1.3 gram

Phần lớn lượng carbs trong quả vải đều đến từ đường, yếu tố chính tạo nên vị ngọt của chúng. Mặc dù lượng chất xơ trong quả vải tương đối thấp, nhưng rất giàu vitamin và các loại khoáng chất, bao gồm:

  • Vitamin C: Đây được coi là loại vitamin dồi dào nhất trong quả vải thiều. Ước tính, một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho vitamin C.
  • Kali: Lượng kali dồi dào trong quả vải sẽ giúp bạn cải thiện được sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả.
  • Đồng: Vải thiều là một nguồn cung cấp đồng tuyệt vời. Tình trạng thiếu chất đồng có thể gây ra các tác động xấu cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Nguồn: congthucmonngon.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *