Sởi ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lây lan rất nhanh. Nó gây phát ban da toàn thân và các triệu chứng giống như cúm. Có đến hàng triệu trường hợp bé bị mắc bệnh sởi trên toàn thế giới mỗi năm. Bệnh sởi (còn gọi là rubeola) do vi rút gây ra, vì vậy không có điều trị y tế cụ thể cho nó. Trẻ bị bệnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều và nghỉ học ở nhà hoặc nhà trẻ để tránh lây nhiễm. Đọc bài viết dưới đây của icaworld để biết nhiều hơn về bệnh sởi ở trẻ nhé!
Bệnh sởi ở trẻ là gì?


Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh chỉ gặp ở người, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn. Do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt đến 2 giờ. Tỷ lệ nhiễm sởi có thể lên đến 90% nếu không có miễn dịch. Và thời điểm lây nhiễm tại trước và sau phát ban 4 ngày. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp. Viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng có thể gây tử vong.
Tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong rất cao đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi (nhất là dưới 1 tuổi) và trên 20 tuổi. Nhưng đã giảm đáng kể nhờ sự ra đời của vắc xin. Theo các chuyên gia dịch tễ, mặc dù tỉ lệ tiêm vắc xin sởi gần đây tăng lên. Tuy nhiên tỉ lệ chung trên toàn quốc vẫn chưa đạt 95%. Tại nhiều huyện/thị chưa đạt 90%. Khi số lượng trẻ chưa được tiêm chủng tích luỹ đủ lớn. Trong điều kiện virus sởi lưu hành có thể gây dịch do sởi là bệnh dễ lây truyền.
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Một số biến chứng của bệnh sởi
Các biến chứng thường gặp ở bệnh sởi nếu không điều trị kịp thời bao gồm:
- Biến chứng về tiêu hóa: viêm niêm mạc miệng, bội nhiễm vi khuẩn xuất hiện muộn. Do một loại vi khuẩn gây nên hoại tử niêm mạc miệng, xuất hiện tình trạng hơi thở có mùi hôi… Viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy thường nặng nề hơn so với các tiêu chảy do virus khác
- Sảy thai, sinh non
- Suy dinh dưỡng hậu sởi
- Biến chứng mắt – loét giác mạc: có thể ở trẻ do thiếu vitamin A. Biến chứng gây cho di chứng mù vĩnh viễn
- Viêm não – màng não: biến chứng của hệ thần kinh trung ương, có thể làm cho tử vong, gây ra nhiều di chứng nặng nề sau này. Xuất hiện khi ở tuần đầu của phát ban, biểu hiện gồm: sốt cao, bí đái, đái dầm, rối loạn ý thức dẫn đến hôn mê. Điều đáng ngại là sau khi khỏi viêm não, bệnh cũng để lại những di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần
- Viêm phổi nặng: Do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác, xuất hiện biến chứng sau khi phát ban hoặc ngay trong lúc phát ban. Biểu hiện : nhiễm trùng nặng, sốt cao, tỷ lệ bạch cầu trong máu tăng cao, chụp hình X- quang có hình ảnh nốt mờ ở hai trường phổi
- Viêm tai giữa cấp, phế quản phế viêm
Các biện pháp phòng bệnh sởi cho trẻ


Chủ động tiêm phòng vắc xin sởi
- Thực hiện 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi)
- Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
- Lịch chủng ngừa sởi: mũi 1: 9 tháng, mũi 2: 15 – 18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4 – 6 tháng tuổi
Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng - Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc
Vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người khác
- Bé mắc bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp
- Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho bé, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế
- Hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với bé bị bệnh
- Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban
Nguồn: hoanmycuulong.com