Bệnh vảy nến và 8 bài thuốc dân gian điều chữa bệnh hiệu quả

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở rất nhiều người. Khi mắc bệnh, người bệnh cảm thấy tự ti và mặc cảm về làn da của chính mình. Vì vậy, ngay từ khi mới xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần  phải tìm cách chữa trị ngay lập tức. Trong bài viết hôm nay, icaworld.org sẽ chia sẻ đến bạn 8 cách trị vảy nến da hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian. Hi vọng sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí nhất có thể.

Tìm hiểu về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một rối loạn thể chất phức tạp, gây ra những đốm có vẩy đỏ trên da. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Nguyên nhân thực sự của bệnh chưa được làm rõ. Các bác sĩ cho rằng đó có thể là do các yếu tố di truyền hoặc môi trường hoặc cả hai. Nếu tiền sử gia đình bị bệnh vảy nến, cũng không loại trừ các thế hệ sau có thể bị bệnh này.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như trên da dầu, móng tay, khuỷu tay, đầu gối… Mặc dù không có cách chữa dứt điểm bệnh này, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng liên quan. Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử các bài thuốc dân gian để đối phó với bệnh vảy nến.

Tìm hiểu về bệnh vảy nến
Tìm hiểu về bệnh vảy nến

Các bài thuốc này dựa trên những loại thảo dược có trong tự nhiên và có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, không được tự chẩn đoán bệnh cho mình và người khác. Trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc dân gian nào, bạn cần tư vấn bác sĩ. Dưới đây là những bài thuốc dân gian có thể có lợi cho người bệnh vẩy nến.

8 bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến

Chữa bệnh vảy nến bằng lô hội

Lô hội là một trong những bài thuốc mà bạn có thể sử dụng để chữa bệnh vẩy nến. Bạn có thể sử dụng gel từ lá lô hội. Bôi nó như thuốc mỡ trên da. Cách này giúp giảm tấy đỏ và làm ẩm da. Bạn cũng có thể sử dụng kem có chứa lô hội. Nhưng không được dùng viên lô hội vì chúng có thể gây nguy hiểm.

Sử dụng muối biển chết

Cách này có thể giúp bạn bớt khó chịu bởi ngứa. Trộn muối biển Chết với nước tắm ấm và ngâm trong bồn khoảng 15 phút. Đừng quên bôi kem dưỡng ẩm lên da sau khi ra khỏi bồn tắm.

Sử dụng giấm táo

Với những lợi ích khác nhau, đây là một trong những bài thuốc phổ biến khác được sử dụng để đối phó với bệnh vảy nến. Nếu bạn đang có cảm giác bỏng rát, pha loãng loại giấm này với nước và bôi chúng lên da mỗi tuần vài lần. Tuy nhiên, không sử dụng loại giấm này với vết thương hở.

Sử dụng dầu cây chè

Các thành phần kháng khuẩn trong dầu cây chè có thể ngăn nhiễm trùng nặng thêm. Mặc dù lợi ích của dầu cây chè với bệnh vảy nến chưa được chứng minh, nhiều người vẫn cho loại dầu này vào dầu gội đầu để phòng ngứa và bong tróc da. Nhưng không được sử dụng nếu bạn bị dị ứng với nó.

Sử dụng dầu cây chè
Sử dụng dầu cây chè

Capsaicin trị vảy nến

Đây là thành phần có trong ớt, tác động lên dây thần kinh để kiểm soát đau. Các loại kem và thuốc mỡ có trên thị trường chứa capsaicin. Bạn có thể sử dụng chúng để giảm đau, ngứa, đóng vảy và viêm.

Bột yến mạch

Sự thật là chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng của yến mạch lên bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh này cho biết họ có những kết quả tích cực sau khi đắp miếng dán bột yến mạch.

Sử dụng nghệ tươi

Nghệ là một trong những bài thuốc dân gian tốt nhất cho bệnh vảy nến nhờ tác dụng sát khuẩn của nó. Ngoài ra, curcumin, hợp chất có trong nghệ có thể làm thay đổi biểu hiện gen và tránh đột biến gen. Các chuyên gia cho rằng đắp miếng dán nghệ lên da có thể giảm viêm một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể cho nghệ vào món ăn để có kết quả tốt hơn.

 Lá khế trị vảy nến

Lá khế là một loại thuốc Nam chữa được nhiều bệnh về da như mề đay, hắc lào…. Trong Đông y, lá khế có đặc tính chua chát, tính bình. Trong lá khế có các loại vitamin A, B, C, photpho… Nhờ đó, lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và mẩn đỏ, thải độc…

Lưu ý chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà thành công

Vảy nến là một bệnh mãn tính và dai dẳng nhưng chưa có thuốc đặc trị. Nếu để lâu bệnh rất khó chữa khỏi. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh vảy nến, người bệnh nên đi khám ngay.

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng khi bệnh mới chớm và cần kiên trì thực hiện. Người bệnh không nên chỉ áp dụng bài thuốc dân gian mà bỏ qua thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định.

Lưu ý chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà thành công
Lưu ý chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà

Ngoài việc điều trị bằng các bài thuốc, người bệnh nên thực hiện một số thói quen sau:

Tắm nắng trước 9h sáng

Ánh nắng mặt trời buổi sáng có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D – vitamin cần cho hệ miễn dịch, và tế bào T – tế bào bạch cầu. Nhờ vậy mà cơ thể có thể tạo ra các kháng thể miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn.

Người bệnh nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng. Thời điểm tốt nhất là trước 9h sáng mùa Đông và trước 7h sáng vào mùa Hè.

Tập thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể thải độc qua đường mồ hôi, khí huyết lưu thông tốt hơn. Nhờ đó mà sức đề kháng và hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.

Do vậy, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Các môn thể thao đơn giản như chạy bộ, đi bộ… Nếu người bệnh cảm thấy tự ti không ra nơi đông người, hãy tập các tập aerobic, yoga, thiền…

Quản lý stress, nâng cao sự tự tin

Vảy nến là một bệnh không lây lan trực tiếp, do vậy người bệnh không nên quá lo sợ. Tự ti và stress sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém và bị rối loạn hơn.

Nhiều người bệnh vì tự ti mà không đến khám bác sĩ, dẫn tới tình trạng bệnh nặng nề hơn. Để nhanh khỏi bệnh thì người bệnh nên có tinh thần thoải mái và tới gặp bác sĩ sớm.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *