Các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ mà bố mẹ nên biết

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Các nốt nổi lên thường xuất hiện trên bàn tay và bàn chân, đôi khi ở cả đùi và mông của bé. Các đốm có thể trông màu hồng, đỏ hoặc sẫm hơn các vùng da xung quanh, tùy thuộc vào màu da của bé. Tay chân miệng có những biến chứng nặng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Tham khảo bài viết này của chúng tôi để hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhé!

Độ tuổi bị tay chân miệng là bao nhiêu?

Độ tuổi bị tay chân miệng là bao nhiêu?
Hình ảnh triệu chứng tay chân miệng

Tất cả những người chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên không phải ai bị nhiễm bệnh cũng biểu hiện triệu chứng. Độ tuổi bị tay chân miệng chủ yếu là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ < 3 tuổi. Lưu ý, các trẻ càng nhỏ thì biến chứng càng dễ diễn biến nặng.

Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thường là trẻ em vì cơ thể trẻ có ít kháng thể hơn so với người lớn. Và khả năng miễn dịch cũng kém hơn khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Hầu hết người lớn đã được miễn dịch. Song vẫn có trường hợp mắc bệnh ở đối tượng thanh thiếu niên và người lớn.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Diễn tiến của bệnh Tay chân miệng là ban đầu sẽ nổi bóng nước. Nếu bóng nước ở trong miệng thì vỡ ra thành vết loét. Còn bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông thì thường không bị vỡ ra và sau đó sẽ khô dần. Diễn tiến bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, có thể nhiều hơn 10 ngày.

Sau đó thì bóng nước có thể tự khô, tự ổn định và tự khỏi. Khoảng 90% trường hợp trẻ mắc Tay chân miệng sẽ tự khỏi. Còn lại một số nhỏ có thể có một số biến chứng như ảnh hưởng tới não bộ, thân não. Gây ra suy hô hấp, ảnh hưởng tới tiêm gây ra viêm cơ tim, suy tim, gây phù phổi cấp… Cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh để tránh các trường hợp biến chứng.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Thông thường các biến chứng thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – thứ 5 của bệnh. Tức là sau khi nổi vết loét chỗ bóng nước. Nếu nhẹ thì trẻ khi thiu thiu ngủ sẽ bị giật mình, ngồi dậy chơi thì bình thường. Độ nặng hơn một chút là trẻ vừa nằm ngã ra là sẽ giật mình, chới với. Nặng hơn nữa là khi bồng trên tay, trẻ vẫn giật mình chới với. Lúc này nên chú ý trong lòng bàn tay có nổi nốt hay không. Trẻ có đau miệng, chảy nước miếng loét miệng hay không. Đó là những dấu hiệu cần quan sát để phát hiện sớm biến chứng.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng?

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng?
Hình ảnh tay nổi mẩn do tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Ngoài việc ăn sạch, uống sạch thì cần chú ý bệnh có thể lây qua những dụng cụ sinh hoạt. Như chén, ly, đồ chơi của trẻ nên phải vệ sinh những vật dụng này. Vệ sinh nhà cửa, nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn… Những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo vệ sinh cho bàn tay. Rửa tay thường xuyên để không mang vi rút lây bệnh cho trẻ.

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn và ăn uống. Trước khi cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ. Đặc biệt chú ý vệ sinh sau khi tiếp xúc với các bọng nước
  • Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm (bao gồm đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa,…) với nước (và xà phòng nếu có thể),. Sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường và rửa lại một lần nữa
  • Tránh các hành vi tiếp xúc gần (như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với các bệnh nhi khác. Cũng là một cách để phòng bệnh tay chân miệng
  • Khi đã mắc bệnh, tạm thời không cho trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc những nơi đông người cho tới khi các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã lui hẳn

Nguồn: ksbtdanang.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *