Cách đẩy lùi nhiệt miệng ở trẻ phụ huynh cần biết

Nhiệt miệng ở trẻ là những vết loét nhỏ bên trong miệng. Chúng thường được tìm thấy bên trong môi. Trên phần sau của vòm miệng (vòm miệng mềm), trên má hoặc trên lưỡi của bé. Có nhiều yếu tố được cho là có thể khiến bé bị nhiệt miệng. Bao gồm chế độ ăn uống, cắn vào bên trong môi làm tổn thương lớp niêm mạc mỏng manh bên trong miệng cũng khiến bé bị nhiệt miệng. Cùng icaworld tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là gì?
Bé nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ. Có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Các triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét. Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

  • Sốt đột ngột
  • Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
  • Đau trong miệng
  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

Sự khác nhau giữa nhiệt miệng và tay chân miệng

Trẻ nhỏ bị nhiệt miệng (loét áp tơ) là tình trạng ở niêm mạc miệng như ở môi, má, lưỡi hay nướu của trẻ bị tổn thương. Gây lở loét bên trong khoang miệng. Một số triệu chứng thường gặp như: vết loét sưng đỏ xung quanh, gây đau. Khi nhiệt miệng, trẻ khó ăn uống dẫn đến biếng ăn quấy khóc và có thể sốt.

Đặc biệt, khi mẹ tìm hiểu về nhiệt miệng, cần biết cách phân biệt bệnh lý này với tay chân miệng. Hiện nay, tay chân miệng cũng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ. Và đã ghi nhận trường hợp bố mẹ nhầm lẫn vết loét nhiệt miệng với mụn nước của bệnh tay chân miệng. Làm trì hoãn quá trình chữa trị. Nhiệt miệng là vết loét hình tròn trong mô mềm của miệng. Có thể gây đau đớn và ảnh hưởng việc ăn ngủ, nhưng chúng không lây nhiễm. Còn tay chân miệng gây ra bởi virus Coxsackie. Thường bị loét đỏ nhỏ ở miệng và lòng bàn tay, bàn chân nhưng không gây đau.

Chăm sóc trẻ nhiệt miệng bố mẹ cần lưu ý gì?

Chăm sóc trẻ nhiệt miệng bố mẹ cần lưu ý gì?
Bé gái bị nhiệt miệng

Trẻ hoàn toàn không có khả năng chịu đau như người lớn nên tình trạng đau nhức và khó chịu sẽ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và sức đề kháng kém đi. Mẹ nên giảm đau cho trẻ bằng các phương pháp dân gian như mật ong, nha đam, sữa chua, nghệ, v.v.. Mẹ nên lưu ý khi bôi vào vết loét cho trẻ, tránh nhiễm trùng.

Để có hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn hơn, mẹ có thể dùng Gel trị nhiệt miệng (dành cho trẻ 2 tuổi trở lên). Dạng gel bôi tác động trực tiếp và bám chặt vào vết loét. Sẽ tốt hơn nữa nếu gel này có chứa hoạt chất Lidocaine HCL và dịch chiết xuất từ hoa cúc, tác động của hai chất này sẽ có tác dụng giảm đau, kháng viêm và lành nhanh vết loét. Nhờ xuất xứ từ thiên nhiên, nên gel bôi nhiệt miệng này an toàn với trẻ.

Với trẻ bị loét áp tơ miệng, mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và cho con ăn từ từ; không ăn các thực phẩm khi còn nóng. Ngoài ra, không nên nấu các món mặn cay hay chua, chỉ nấu các món lỏng như súp, cháo, sữa, nêm nếm nhẹ nhàng… Đồng thời, nên tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các loại vitamin C hoặc A qua nước hoa quả như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

Lưu ý

Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh cần phải áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng khó chịu và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh cho trẻ. Bố, mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc (uống hoặc bôi) để chữa nhiệt miệng. Khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sỹ. Có thể cho trẻ bổ sung vitamin B2 theo liều hướng dẫn.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng diễn biến nặng hơn. Vết loét nhiệt miệng sẽ giảm dần và khỏi hẳn trong 7-14 ngày nên nếu tình trạng của trẻ kéo dài hơn 14 ngày, đây cũng là lúc mẹ nên đưa trẻ thăm khám chuyên khoa.

Biện pháp ngăn ngừa nhiệt miệng cho trẻ

Nhiệt miệng ở trẻ điều trị không khó. Tuy nhiên, đây là loại bệnh lý gây đau nhức, khó chịu và biếng ăn gây lo lắng cho phụ huynh. Vì vậy, cha mẹ nên tìm cách phòng bệnh ở trẻ với các bệnh pháp dưới đây:

  • Trẻ cần một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất với rau xanh, trái cây và ngũ cốc.
  • Chú ý khi chăm sóc trẻ: hạn chế để trẻ cho đồ chơi vào miệng và cần nhai thức ăn cẩn thận, để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tạo thành vết loét miệng
  • Đặc biệt, mẹ cần luyện cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng: ngay sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để tránh tồn đọng thức ăn (tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh trưởng và phát triển).

Mong mẹ đã có thể nắm được các biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ qua bài viết trên để giúp bảo vệ sức khỏe con thơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *