Gần đây làng thể thao Việt Nam lại xôn xao câu chuyện kỉ luật dành cho huấn luyện viên Phạm Thị Kim Huệ và 3 vận động viên của đội bóng chuyền Ngân hàng Công thương. Vừa qua huấn luyện viên Phạm Thị Kim Huệ đã khiếu nại các cấp về việc án phạt của VFV đưa ra đối với mình và các vận động viên của đội bóng khi không chấp nhận án phạt khiến bộ VH-TT&DL cũng chịu thua, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có thể biết thêm về câu hỏi này các bạn nhé.
Bộ VH-TT&DL đã vào cuộc
Dù Bộ VH-TT&DL đã vào cuộc và có chỉ đạo. Nhưng Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) vẫn chưa thể đưa ra một phán quyết mới. Đối với án kỷ luật của HLV Phạm Thị Kim Huệ và các VĐV Ngân hàng Công thương.


Phạm Thị Kim Huệ sinh năm 1982 tại phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội. Mẹ cô là công nhân, bố là bộ đội. Sở hữu chiều cao lý tưởng thừa hưởng từ bố mẹ. Từ khi đi học Kim Huệ đã cao vượt trội so với các bạn cùng trang lứa. Năm 14 tuổi. Học lớp 8 Trường THCS An Dương, Kim Huệ tham gia giải chạy cho trường. Và được chọn vào lớp điền kinh trẻ của Hà Nội. Thời gian sau đó, Kim Huệ tập luyện tại sân vận động Trịnh Hoài Đức với mục tiêu trở thành VĐV điền kinh.
Ngã rẽ của Kim Huệ là chuyển sang tập bóng chuyền tại đội bóng Bộ tư lệnh Thông tin. Sau này, Kim Huệ và Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã từng là cặp đôi Phụ công hàng đầu Đông Nam Á. Ngoài ra, chị còn được mệnh danh là hoa khôi của Bóng chuyền Việt Nam trong hơn một thập kỷ. Ở tuổi 16, Kim Huệ đã giành một suất chính thức tại CLB cũng như ĐTQG.
Phạm Thị Kim Huệ và bóng chuyền Việt Nam
Tại SEA Games 2003 trên sân nhà. Huệ đã chính thức được khẳng định với tư cách mũi đánh nhanh. Vào loại hay nhất Đông Nam Á. Đặc biệt với cú đánh một chân ở vị trí số 2 đủ khuất phục mọi dàn chắn.
Xin được nhắc lại, do không phục án phạt của VFV đối với mình và 3 VĐV đội bóng chuyền Ngân hàng Công thương (Ninh Anh, Thu Hoài và Phương Anh), HLV Phạm Thị Kim Huệ đã khiếu nại lên nhiều cấp.
Bộ VH-TT&DL đã yêu cầu Tổng cục TDTT và VFV phải sớm xem xét lại án kỷ luật trên, do Kim Huệ và các VĐV đều có cống hiến nhiều năm cho bóng chuyền Việt Nam, đặc biệt HLV Phạm Thị Kim Huệ.
Tuy nhiên, bất chấp việc Tổng cục TDTT đã đứng ra tổ chức cuộc làm việc giữa các bên, VFV đến nay vẫn chưa thể đưa ra quyết định mới cho dù thời gian đã qua hơn 10 ngày.


Ở đây dư luận đặt ra một số vấn đề. Thứ nhất, năng lực xử lý của VFV là có vấn đề khi để vụ việc chậm trễ kéo dài. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh bóng chuyền, uy tín của VFV.
Vấn đề thứ 2, ảnh hưởng của Tổng cục TDTT là rất mờ nhạt. Trong khi đó Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn hiện cũng là Phó chủ tịch thường trực VFV. Dù ở “vai” nào. Ông Trần Đức Phấn cần có tiếng nói. Đấy là chưa nói tới Bộ VH-TT&DL ở phía trên, không lẽ Bộ cũng chịu thua trước sự trì trệ của bộ máy lãnh đạo VFV hiện nay?
Nguồn: 24h.com.vn