Chữa bệnh sởi hiệu quả nhất với rau ngổ

Bệnh sởi đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Đặc biệt đối với những bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Với đặc đểm khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, virus rất dễ tấn công và tạo thành đại dịch. Vì vậy, rấy nhiều người tìm kiếm cách chữa bệnh sởi hay đến từ bài thuốc dân gian. Bởi lẽ chúng vừa mang lại hiệu quả cao, lại an toàn mà không quá tốn kém quá nhiều chi phí điều trị.

Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về các bài thuốc dân gian chữa bệnh sởi từ thiên nhiên, thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây của icaworld.org nhé!

Triệu chứng của bệnh sởi

Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi, sau đó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn cùng với các biểu hiện như nhạy cảm với ánh sáng, hắt hơi, ho, ho khan, chảy nước mũi. Ở miệng và cổ họng sẽ xuất hiện những đốm ban màu trắng (hay còn gọi là đốm Koplik), tiếp theo xung quanh tai và trán sẽ phát ban đỏ rồi lan ra khắp cơ thể. Những biểu hiện này kéo dài trong thời gian từ 3 đến 7 ngày, sau khi phát ban từ 2 đến 3 ngày thì cơ thể dần hạ sốt. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng lên sởi ở trẻ em để phát hiện bệnh nhanh và chữa trị kịp thời hơn.

Sởi là bệnh dễ lây lan và có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách. Sởi không nguy hiểm tuy nhiên biến chứng của sởi có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ, các biến chứng nguy hiểm của trẻ như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc hay thậm chí viêm não.

Triệu chứng của bệnh sởi
Triệu chứng của bệnh sởi

Không chỉ trẻ em mà những người chưa từng mắc bệnh sởi cũng cơ nguy cơ cao mắc bệnh, vì vậy phương án phòng ngừa bệnh sởi hữu hiệu nhất là tiêm phòng sởi và bổ sung vitamin A.

Rau ngổ chữa bệnh sởi

Tìm hiểu về rau ngổ

Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Rau ngổ có hai loại: ngổ 2 lá (mọc đối) và ngổ 3 lá (mọc vòng); dùng loại nào cũng được. Thân và lá có mùi rất thơm, giới “sành ăn” cho rằng rau om có vị giữa quế và cumin. Đồng thời thoảng nhẹ thêm mùi chanh vì vậy được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.

Bộ phận dùng: toàn thân cây. Người ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống. Ăn với phở hoặc nấu canh chua. Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn; để dùng tươi hoặc phơi khô để dành.

Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten. Ngoài ra còn có chứa nhiều tinh dầu (0,1%). Chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone. Ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Công dụng của rau ngổ

Không chỉ là gia vị quen thuộc của nhiều món ăn. Rau ngổ chữa bệnh sởi rất hiệu quả và an toàn. Theo Đông y thì rau ngổ có tính mát, vị chua, mùi thơm. Và có tác dụng giảm ngứa, chống viêm cho người bị sởi.

Công dụng của rau ngổ
Công dụng của rau ngổ

Cách làm bài thuốc rau ngổ chữa bệnh sởi

Các mẹ luộc một bó rau ngổ còn cả cây đã được rửa sạch rồi lấy nước cho trẻ uống, với trẻ nhỏ thì uống ít hơn. Sau khi uống thì cơ thể trẻ sẽ nổi nhiều mụn sởi hơn, sau khi phát hết các nốt mẩn sẽ lặn hết ngứa và mờ dần.

Khi trẻ bị sởi các mẹ cũng cần chú ý một số điều sau:

  • Cho trẻ ăn mặc thoáng mát
  • Vệ sinh cá nhân kỹ càng cho trẻ và cho trẻ tắm ở nơi kín gió
  • Cho trẻ uống đủ nước và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Để tránh lây lan thì không nên để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác khi bị bệnh
  • Lưu ý không cho trẻ ăn đồ biển hay nhiều muối vì dễ dị ứng

Rau ngổ chữa bệnh sởi là phương pháp an toàn cho trẻ. Tuy nhiên các mẹ cần chú ý phòng bệnh sởi hơn chữa bệnh đó là đưa trẻ đi tiêm phòng ngừa sởi. Hơn nữa, nếu trong quá trình trẻ bị bệnh sởi và sau khi uống rau ngổ nhưng không có chuyển biến rõ rệt thì tốt nhất các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *