Chùa Hương, ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Bắc được mọi người biết đến. Cứ hàng năm đến lễ hội chùa Hương là lượng du khách đổ về nơi đây khá nhiều. Tất cả do sự linh thiêng và những câu chuyện truyền thuyết đã gắn liền với ngôi chùa từ hàng trăm năm nay. Không những vậy đây còn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam. Chính vì thế mỗi khi có dịp du lịch miền Bắc rất nhiều người mong muốn tới thăm ngôi chùa cổ kính này. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu vài nét về ngôi chùa Hương cổ kính và linh thiêng này với các bạn nhé.
Chùa Hương ngôi chùa linh thiêng
Mùa xuân là thời điểm bắt đầu một năm mới, bởi vậy cũng là mùa để du khách cũng nhau đi du xuân. Đi trẩy hội, có rất nhiều địa điểm cho du khách lựa chọn để đi trẩy hội. Trong đó có chùa Hương – ngôi chùa thiêng ở miền Bắc. Hằng năm, du khách thập phương nô nức kéo nhau về trảy hội chùa Hương rất đông. Chuyến hành hương về chốn linh thiêng của miền đất Phật. Là một trong những lễ hội ngày xuân gây tiếng vang lớn nhất ở khu vực miền Bắc. Và trở thành một nét văn hóa mang đậm bản sắc Việt. Cùng du lịch ngôi chùa để khám phá ngôi chùa này nhé.
Chùa Hương là tên gọi thân quen của mọi người, trên thực tế chùa tên là Hương Sơn. Đó là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo, với hàng chục những ngôi chùa thờ Phật. Những ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp, những ngôi đền thờ thần… Trung tâm của chùa này nằm ở ven bờ phải của dòng sông Đáy thuộc xã Hương Sơn – huyện Mỹ Đức. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50km.


Ngôi chùa gắn liền với nhiều câu chuyện linh thiêng
Theo truyền thuyết kể lại thì ở vùng đất “linh sơn phúc địa này” ngay từ thế kỷ đầu tiên. Đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là chúa Ba là ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. Đã vào chùa tu hành 9 năm, đắc đạo và trở thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Và xung quanh chùa Hương có những câu chuyện rất linh thiêng. Bởi vậy mà mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng cả rừng núi Hương Sơn. Thì cũng là lúc hàng triệu phật tử ở khách khắp 4 phương lại nô nức kéo nhau về trẩy hội.
Chùa Hương với phong cảnh sơn thủy hữu tình
Lên thuyền từ bến Ðục, men theo dòng suối Yến. Du khách sẽ được thoả sức thưởng thức cảnh sơn thủy hữu tình 2 bên sông. Ngắm nhìn những ngọn núi với tên dân dã như: núi Con Voi, núi Lọng Cụp, rồi Mâm Xôi, Con Gà, núi Đổi Chèo… Con suối dài khoảng 3km có khúc thẳng, có khúc quanh. Cho ta một cảm giác như dòng suối này dài bất tận. Khi đến mùa lễ hội đến, dòng suối Yến hiền hoà trở lên sôi động hẳn lên. Bởi những con đò chở khách vào lễ chùa rất đông.


Trên đường đi du khách sẽ qua đền Trình dâng nén nhang. Với ý nghĩa trình lên thần linh lòng thành lễ Phật. Sau đó du khách lại xuống đò tiếp tục cuộc hành trình cùng con đò đi vào bến Thiên Trù.
Sau khoảng một giờ ngồi đò, du khách sẽ lên bến Thiên Trù. Bắt đầu lộ trình chiêm ngưỡng núi non trùng điệp. Từ bến Thiên Trù, có nhiều tuyến du lịch cho du khách lựa chọn như. Thiên Trù – động Hương Tích, Thiên Trù – Long Vân, Thiên Trù – Hinh Bồng… Tuy nhiên, tuyến có nhiều du khách lựa chọn và cũng là tuyến có nhiều cảnh quan kỳ thú nhất. Đó là: Thiên Trù – động Hương Tích.
Bến Thiên Trù với nhiều ngôi chùa nhỏ
Chùa Thiên Trù có tên gọi khác là chùa Trò, trước đây chỉ là một thảo am nhỏ. Sau đó, chùa bị phá huỷ do chiến tranh. Sau năm 1954, chùa được xây dựng tuy nhiên chưa được như bây giờ. Chỉ sau năm 1991, chùa Thiên Trù mới được xây dựng lại to đẹp như ngày nay. Bên phải của chùa là vườn tháp, là nơi cất giữ xá lị của các vị Tổ sư quy tịch ở đây. Đằng sau chùa, có toà “Thiên thuỷ tháp”, ở phía bên trái có chiếc hồ có hình bán nguyệt.
Rời chùa Thiên Trù du khách rẽ phải đi theo một con đường nhỏ men sườn núi. Đi khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn. Chùa Tiên Sơn được dựng trên một mỏm núi cao. Chùa nhỏ, có tam quan vút cao như sắp sửa bay lên. Chùa ở bên trong động được gọi là động Núi Tiên, ở đó thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Bên trong động có những nhũ đá rủ xuống với nhiều hình dáng khác nhau. Có những nhũ đá khi dùng tay gõ vào phát ra âm thanh phát ra như tiếng nhạc du dương.
Chùa Hương – “Nam thiên đệ nhất động”


Vẫn trên con đường vào chùa Trong, du khách rẽ tay trái là chùa Giải Oan. Chùa được dựng ở lưng chừng quả núi Long Tuyền. Ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ bằng tre gỗ đơn sơ. Sau đó, chùa đã qua trùng tu vào các năm 1928, 1937. Đến năm 1995, chùa được tu bổ thêm am Từ Vân, kè lại sân chùa. Và có cảnh quan như hiện nay. Chùa là nơi thờ phụng của đức Bồ Tát Quan Thế Âm.
Từ chùa Giải Oan, du khách lại tiếp tục cuộc hành trình khoảng 2,5km lên động vào chùa Hương Tích. Ðường lên động có nhiều chỗ quanh co, lúc lên dốc, lúc lại xuống dốc. Qua cổng, đi xuống 120 bậc đá là vào tới được lòng động. Ði sâu vào một chút có một lối lên Trời và một lối đi xuống âm phủ. Trong động, những nhũ đá, măng đá rủ xuống tạo thành nhiều hình dạng kỳ thú.
Bên cạnh những công trình do thiên nhiên ban tặng thì còn có những công trình điêu khắc nhân tạo. Và giá trị nhất là pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm được tạc bằng đá xanh từ thời Tây Sơn. Hương Tích là một động đẹp rất nổi tiếng. Và đã được chúa Trịnh Sâm phong tặng “Nam Thiên đệ nhất động” (Ðộng đẹp nhất trời Nam) trên lối cửa ra vào.
Nguồn: dulichkhatvongviet.com