Sự thay đổi mùa kéo theo tỷ lệ mắc các bệnh ở trẻ là một hiện tượng phổ biến ở cả khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Con bạn dễ bị mắc bệnh khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa. Thời tiết chuyển đổi làm cơ thể bé không kịp thích nghi sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Các bậc cha mẹ nào cung lo lắng cho con không biết làm cách nào để bé ít có nguy cơ mắc bênh nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các cách phòng bệnh cho trẻ vào giai đoạn chuyển mùa trong bài viết này.
Trẻ em thường mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp vào thời điểm giao mùa


Thời khắc giao mùa rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Trẻ em thường mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, hen phế quản..
Khi phát hiện trẻ nhỏ có các dấu hiệu như ho, nghẹt mũi, sổ mũi. Có thể sốt, nhịp thở thay đổi (nhanh hơn bình thường – co lõm ngực). Thở co rút, khàn tiếng, thở khò khè, có dấu hiệu biếng ăn. Thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín. Để được Bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.
BS Bùi Văn Thành – BS chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai chia sẻ thêm cho các bậc phụ huynh lưu ý: “Viêm đường hô hấp là bệnh khá phổ biến. Thường gặp đối với trẻ nhỏ nhất là trong mùa lạnh. Các bậc phụ huynh cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết. Để chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Nên để ý nhiều hơn ở các bé dưới 2 tháng tuổi khi có các triệu chứng trên. Thì tình trạng bệnh diễn biến từ nặng đến rất nặng. Không được đến các hiệu thuốc mua uống thuốc tạm thời. Mà phải cần đưa đến ngay Bệnh viện để các Bác sĩ can thiệp kịp thời. Hạn chế để lâu ngày tình trạng sẽ nặng thêm dẫn đến việc điều trị lâu dài và khó khăn hơn. Anh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ”.
Một số bệnh thường gặp
Cảm cúm
Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.
Phòng tránh:
- Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
- Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
- Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ để giúp trẻ có sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
Sốt phát ban
Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng. Viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng. Có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Phòng tránh: Cần cho trẻ tiêm phòng Sởi và Rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Viêm tai
Viêm tai có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn. Sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Phòng tránh:
– Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm. Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
– Giữ vệ sinh cho trẻ, nhất là bàn tay, mũi, họng. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lý vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai để tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Lời khuyên của bác sĩ


Qua đó, BS Bùi Văn Thành cũng có thêm các lời khuyên cho các bậc phụ huynh để giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong thời tiết thay đổi mùa giáp Tết:
- Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu nên hạn chế cho trẻ đến các nơi đông dân cư vì có thể ảnh hưởng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ người lớn.
- Hạn chế cho trẻ em ra đường khi trời lạnh, giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ 28-29.
- Khi ra đường các bậc phụ huynh lưu ý đeo khẩu trang cho trẻ, tránh các khung giờ cao điểm do ô nhiễm từ khói bụi sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ em.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi tiếp xúc với các khu trò chơi công cộng.
Nguồn: hoanmyitodongnai.com