Làm gì để ngăn chặn bệnh đau mắt đỏ ở trẻ?

Đau mắt đỏ, nôn mửa và tiêu chảy là những căn bệnh ở trẻ khiến cha mẹ sợ hãi. Giống như người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể bị đau mắt đỏ. Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ có thể nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Con của bạn có thể cần được phòng ngừa và điều trị đúng cách. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh mà icaworld muốn gửi đến bạn.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bé bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan rất cao và dễ gây thành dịch trong cộng đồng. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành. Thông qua các chất tiết của đường hô hấp, nước bọt và dịch tiết của mắt. Khi dùng chung khăn mặt, cốc nước. Hay các vật dụng dính chất tiết của người bệnh hay tắm chung hồ bơi.

Bệnh đau mắt đỏ có thời gian ủ bệnh khoảng 3 ngày. Sau đó trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng. Như ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều ghèn mắt

Đôi khi ngủ dậy, ghèn mắt có thể làm hai mi trẻ dính chặt lại khó mở mắt. Bệnh thường biểu hiện ở một mắt trước nhưng nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời mắt thứ 2 cũng sẽ bị viêm sau khoảng 3-5 ngày.

Trong trường hợp nặng, bé có thể bị xuất huyết kết mạc, mờ mắt, sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, sưng amidan,…

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, khi mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát.

Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý, vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nằm cửa, bàn ghế.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt.
  • Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung nguồn nước với người bị bệnh như ở hồ bơi.
  • Hay dụi mắt.
  • Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường dễ khiến bệnh lây lan.

Cách phòng ngừa đau mắt đỏ cho bé đúng cách

Để phòng bệnh đau mắt đỏ, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên:

  • Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.
  • Cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén,…
  • Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Không cho trẻ dùng tay dụi mắt.
  • Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.
  • Đeo kính cho trẻ khi đi đường để tránh bụi.
  • Cho trẻ tập luyện thể thao và ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.

Một số lưu ý bố mẹ cần biết

Một số lưu ý bố mẹ cần biết
Bé nhỏ mắt

Tuy nhiên, do bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh nên: người bệnh cần có ý thức không nên sờ mó vào mắt đau, không bắt tay người khác, không dùng chung khăn mặt… Khi bị bệnh, cũng không nên tới những nơi công cộng như bể bơi, trường học và khi đi ra ngoài, nên đeo kính, khẩu trang… để tránh lây lan cho người khác.

Khi bị bệnh đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa nhi hay mắt. Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho trẻ. Một số loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường có chứa corticoides có thể khiến trẻ bị loét giác mạc, tăng nhãn áp gây mù lòa.

Phụ huynh cũng không nên dùng lá trầu xông khi đau mắt bởi nhiệt nóng của nước và của lá trầu sẽ làm bỏng mắt làm tổn thương mắt nặng nề hơn.

Nguồn: tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *