Dạo gần đây, hàng loạt các công ty lớn đã tham gia sản xuất các thiết bị sử dụng điện thân thiện môi trường, nói không với khí thải. Nền công nghiệp máy bay đang ngày càng khẳng định độ chịu chơi của mình khi cho ra đời hàng loạt những bom tấn trong ngành hàng không. Mới đây, một công ty của Anh đã phối hợp với Rolls-Royce phát triển ra đời máy bay điện Electric NXT (E-NXT) đột phá về tốc độ được cho là chạy nhanh nhất thế giới.
Máy bay điện Electric NXT có thể lập kỷ lục thế giới khi bay với tốc độ 480 km/h
Đài BBC hôm 20-7 đưa tin chiếc máy bay điện E-NXT; do Công ty hàng không vũ trụ Electroflight và gã khổng lồ Rolls-Royce (đều của Anh) phát triển. Các kỹ sư chế tạo đang hy vọng nó sẽ phá kỷ lục thế giới về tốc độ dành cho một chiếc máy bay dùng năng lượng điện.
E-NXT được kỳ vọng có thể đạt tới tốc độ hơn 480 km/giờ; phá kỷ lục hiện tại là 342 km/giờ. Dự án được Rolls-Royce đặt tên là “Accel”. Đây là một phần của nỗ lực phát triển công nghệ bay sử dụng điện nhằm giảm tác động xấu đối với môi trường.


Electric NXT (E-NXT) là máy bay một chỗ ngồi do Electroflight và công ty Rolls-Royce đồng phát triển. Họ hy vọng mẫu máy bay sẽ phá kỷ lục nhanh nhất thế giới dành cho máy bay điện với tốc độ hơn 480km/h. Kỷ lục hiện nay là 342km/h. Đối với Rolls-Royce, dự án mang tên Accel này nằm trong nỗ lực lớn hơn nhằm phát triển công nghệ giúp giảm tác động của máy bay tới môi trường.
Rolls-Royce hợp tác với Electroflight để chế tạo máy bay E-NXT
Rolls-Royce hợp tác với Electroflight để chế tạo E-NXT trong 3 năm qua; đầu tư 8,3 triệu USD nhằm phát triển công nghệ hàng đầu giúp lập kỷ lục.
Nhiều thành viên trong đội ngũ 20 kỹ sư làm việc ở nhà kho của Electroflight có kinh nghiệm trong lĩnh vực đua xe và giám đốc quản lý Stjohn Youngman đến từ ngành sản xuất xe thể thao.
Tuy nhiên, chế tạo máy bay điện là thách thức lớn hơn nhiều so với chế tạo xe điện. Đầu tiên, máy bay cần mang cả bộ pin lên không trung và duy trì trong thời gian dài. Hệ thống pin dành cho E-NXT nặng 300 kg, gần gấp đôi trọng lượng động cơ của chiếc máy bay. Vì vậy, phần lớn công việc của Electroflight là phát triển hệ thống pin; cân nhắc sự đánh đổi giữa trọng lượng và công suất.


Mục tiêu đạt tốc độ kỷ lục sẽ đặt hệ thống pin dưới áp lực lớn. Trong khi nhiều xe thể thao có thể đạt công suất hơn 500 mã lực; những phương tiện đó chỉ cần công suất như vậy trong thời gian ngắn. Máy bay của Electroflight sẽ cần duy trì gần như tất cả công suất trong chuyến bay lập kỷ lục kéo dài khoảng 8 phút. Ngay cả ở tốc độ hành trình, bộ pin cần hoạt động ở 60% công suất tối đa.
Máy bay điện Electric NXT sở hữu bộ pin nặng 300kg
Để giảm trọng lượng, các kỹ sư sẽ đặt toàn bộ hệ thống pin trong lớp vỏ bằng sợi carbon cứng. Lớp vỏ này cứng đến mức motor do đối tác Yasa ở Oxford cung cấp được lắp cố định vào đó. Bên trong lớp vỏ là 3 bộ pin riêng biệt; nhờ đó máy bay vẫn có năng lượng nếu một hoặc hai bộ pin còn lại bị hỏng.
Ba bộ pin có tổng cộng 6.400 viên pin, mỗi viên pin chỉ lớn hơn một chút so với pin AA dùng trong gia đình; cùng loại với pin dùng cho ôtô điện ngày nay. Toàn bộ hệ thống pin được làm mát bởi hệ thống đường ống phức tạp dẫn hỗn hợp nước và glycol quanh pin để hạ nhiệt độ.
Dù trọng tâm là lập kỷ lục, Electroflight hy vọng kỹ thuật mà họ tích lũy được; sẽ biến họ thành công ty tiên phong trong thị trường pin dành cho máy bay. Ở thời kỳ đầu của máy bay điện, bộ pin sẽ cần thay thế thường xuyên; có thể để sạc lại hoặc khi thiết bị trở nên cũ kỹ và kém hiệu quả, vì vậy chi phí trở thành yếu tố lớn. Electroflight lên kế hoạch giải quyết vấn đề này thông qua hạ thấp giá cả; bằng cách thành lập cơ sở sản xuất hàng loạt.
Electroflight cũng có nhiều sáng kiến khác; bao gồm chuyển từ pin hình trụ thành pin dạng túi với thành phần hóa chất tiên tiến hơn; làm tăng mật độ năng lượng đồng thời duy trì công suất cao.