Nguyên nhân và cách phòng tránh loãng xương ở người già

Loãng xương là triệu chứng bệnh rất phổ biến ở những người cao tuổi. Nguyên nhân căn bệnh đến từ việc nội tiết tố giảm, hệ thống thần kinh, tuần hoàn, bài tiết cũng không còn duy trì được khả năng làm việc hiệu quả. Xương hấp thụ canxi và các khoáng chất khác kém đi, dẫn đến độ cứng của xương giảm đi nhanh chóng. Điều này rất nguy hiểm khi chỉ cần những va chạm, chấn thương nhẹ cũng dễ khiến xương bị gãy và rất khó phục hồi. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Nguyên nhân và cách phòng tránh loãng xương ở người già’.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương. Ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể. Trong đó vai trò của hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein; vitamin D và canxi rất quan trọng với sự phát triển của xương. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố; hệ cơ quan như tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn hoạt động yếu.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương ở người cao tuổi

Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém. Dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương. Khiến xương trở nên xốp hơn và thưa hơn. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cấp đủ chất (ăn kiêng dài ngày, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và canxi). Cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương. Bệnh ở người cao tuổi có sự chênh lệch giữa 2 giới, tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam.

Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Điều này làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương. Trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm. Dẫn đến khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 – 4%). Ngoài ra, bệnh loãng xương ở người già còn xuất phát từ việc người bệnh đang mắc các chứng bệnh như suy thận; viêm gan mạn tính; gout, cường giáp trạng; chấn thương…

Diễn biến căn bệnh

Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì đặc hiệu. Người bệnh không biết mình bị loãng xương. Cho đến khi gặp các biến chứng như xẹp xương, gãy xương. Các biểu hiện thường gặp của bệnh là :

Diễn biến căn bệnh
Diễn biến căn bệnh loãng xương
  • Đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài. Cảm giác đau như châm chích toàn thân, khi về đêm cường độ đau tăng, nghỉ ngơi không hết.
  • Đau quanh cột sống, có thể lang sang một hoặc hai bên mạn sườn, khi thay đổi tư thế. Có thể gây đau, giật cơ, lúc nằm yên cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hình dáng cơ thể bị thay đổi, lưng bị gù, chiều cao bị giảm so với lúc trẻ.
  • Cảm giác lạnh, hay bị chuột rút ở các cơ, ra mồ hôi, ớn lạnh.

Hậu quả của loãng xương

  • Hậu quả nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương
  • Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Các hậu quả của loãng xương có thể gây ra rất nặng nề. Hậu quả nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những bệnh nhân bị nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ dẫn đến gãy xương.
  • Do xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, cẳng chân. Là những xương chịu lực và chịu tác động nhiều nhất cơ thể. Nên khi bị loãng xương, đây là các xương thường bị ảnh hưởng nhất. Gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng. Là những bệnh lý thường gặp nhất ở bệnh nhân loãng xương người cao tuổi.
  • Bệnh nhân loãng xương còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch; biến chứng hô hấp, viêm phổi,… do phải thường xuyên nhập viện điều trị, do phải bất động vì nứt xương, gãy xương.
  • Một số biến chứng nguy hiểm khác của bệnh là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.

Phòng tránh căn bệnh loãng xương ở người già

Cần khám định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lời hẹn của thầy thuốc. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu. Để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Khi đã bị gãy xương do loãng xương thì càng hết sức thận trọng. Không để gãy xương tái phát, không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh vấp, ngã. Muốn phòng bệnh loãng xương, tốt nhất là ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi; protein, vitamin D như: tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, vitamin D.

Nên ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen). Vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương. Giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Với phụ nữ, nên bổ sung nội tiết tố estrogen sau mãn kinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như: tập yoga, đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Để tăng sự dẻo dai của xương khớp. Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Nguồn: soyte.namdinh.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *