Bố mẹ luôn là người chịu trách nhiệm nuôi nấng, đùm bọc che chở cho những đứa con của mình lớn khôn. Mẹ sẽ là người nâng niu và hướng dẫn vỗ về con từng bước. Bố sẽ là người âm thầm, lặng lẽ nhìn con trưởng thành và khoẻ mạnh. Nếu đứa trẻ lớn lên với những thành tích và sự khôn ngoan đồng nghĩa với việc bố mẹ đã dạy dỗ rất nhiều. Tuy nhiên, đứa trẻ có những hành động và thái độ tiêu cực chính là do chịu ảnh hưởng từ môi trường giáo dục từ gia đình. Hãy đảm bảo con trẻ lớn khôn với những suy nghĩ và hành động tích cực nhất. Cùng Icaworld điểm danh 7 kiểu bố ảnh hưởng xấu đến con cái.
Bố luôn là hình mẫu trong mắt con cái khi còn nhỏ và ở cả tương lai


Những ông bố hút thuốc lá, ôm điện thoại mỗi tối; nóng nảy và gia trưởng… để lại ảnh hưởng xấu lên cuộc đời đứa trẻ. Trong mắt con gái, bố là bầu trời thời thơ ấy. Và tiêu chuẩn để con chọn bạn đời mai sau. Trong mắt con trai, bố là hình mẫu khi còn nhỏ và là người chúng sẽ trở thành khi lớn lên. Hình ảnh và sự đồng hành của người cha thực sự. Quan trọng với sự trưởng thành của con. Tuy nhiên trên thực tế ở bất cứ đâu cũng luôn có những người bỏ qua ý nghĩa sự tồn tại của bản thân và không thực hiện vai trò đấng sinh thành. Dưới đây là 7 kiểu bố có hại với con.
Thường xuyên hút thuốc lá khi ở bên con
Có thể thấy rằng tác hại của thuốc lá đối với trẻ em là vô cùng khủng khiếp, gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy chủ động từ bỏ thuốc lá để phòng bệnh cho chính bản thân mình, cũng như các con mình, đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường không khí trong sạch và lành mạnh.
Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe người xung quanh, đặc biệt trẻ nhỏ là không cần phải bàn cãi. Người bố thường xuyên hút thuốc, con dễ bị viêm phế quản và viêm phổi. Ngoài ra, nó còn gây hại đến khả năng học tập của trẻ, khả năng đọc, suy luận và toán học. Các ông bố hút thuốc nên tìm cách giảm dần hoặc hút ở nơi không ảnh hưởng đến người xung quanh.
Sự độc tài, gia trưởng muốn kiểm soát mọi thứ
Không ít ông bố muốn kiểm soát mọi thứ, tự quyết định và áp đặt lên con. Nếu sự kiểm soát của người cha quá mạnh mẽ, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con sau này. Đối với con trai, sự độc tài của cha sẽ trở thành dấu ấn trong tâm trí. Đứa trẻ có khả năng thành bản sao của bố. Các ông bố nên học cách cho con thể hiện bản thân, chấp nhận con, cho phép con làm những gì mình thích theo tốc độ riêng của chúng.
Thường xuyên sử dụng điện thoại mọi lúc
Có một số ông bố bận bịu công việc, thậm chí sau giờ làm còn bận hơn, vì ăn xong là cầm điện thoại. Khi đứa trẻ lại gần thì bị bố giao tiếp chiếu lệ, miễn cưỡng. Đây là một kiểu “bạo lực lạnh”. Bố dùng nhiều điện thoại trước mặt trẻ cũng khiến trẻ thấy thích cái điện thoại hơn. Trẻ em ít có khả năng tự kiểm soát, một khi dùng điện thoại nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị lực, giao tiếp giữa các cá nhân và học tập.
Điều quan trọng nhất là người cha mải mê điện thoại mà bỏ qua con cái sẽ khiến con cảm thấy mình không được coi trọng, thậm chí cảm thấy bố không còn yêu mình nữa. Làm cha, nên đặt điện thoại xuống, dành thời gian cho con nhiều hơn mỗi tối, ít nhất trước lúc con ngủ.
Nóng tính và hay cáu kỉnh
Con cái là cái bóng của cha mẹ. Trẻ em học bằng cách bắt chước. Nếu người cha cáu kỉnh và đánh đập, la mắng, sẽ tạo ra một bản sao y hệt. Ở thái cực khác, bố nóng tính sẽ tạo ra đứa con nhát gan. Về lâu dài khiến tâm lý trẻ bất ổn định. Ngươi cha nên học cách kiềm chế cảm xúc và kiên nhẫn giải quyết vấn đề, để truyền năng lượng tích cực cho trẻ.
Luôn có lý do để biện hộ cho việc thất hứa
Trước 10 tuổi, cha là bầu trời trong mắt con. Tuy nhiên, nhiều ông bố luôn lấy lý do thời gian và công việc bận rộn để bào chữa cho sự thất hứa với con. Dùng lời lẽ ngụy biện vì nghĩ con còn nhỏ nên bịa ra lý do chiếu lệ. Người cha không trung thực sẽ đánh mất lòng tin trong đứa trẻ, tâm lý bất an. Hơn bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng cần giữ lời với con, đừng nên hứa tùy ý.
Không thường xuyên dành thời gian bên cạnh con


Giáo dục con cái là trách nhiệm chung của cả cha lẫn mẹ. Thiếu một trong hai cũng có thể gây ra khiếm khuyết cho đứa trẻ, nhất là trước lúc trẻ 12 tuổi. Trẻ con rất đơn giản, chúng nghĩ rằng “bố yêu mình và dành thời gian cho mình. Giống như mẹ yêu mình vậy. Nếu bố không thường xuyên bên con nghĩa là bố không yêu con”. Nếu vì công việc mà không thể ở bên con cái, hãy quan tâm con qua điện thoại; tin nhắn, để con luôn thấy bố ở bên.
Cãi nhau với vợ trước mặt con
Trong mắt trẻ thơ, cha là biểu tượng của sức mạnh. Là người trụ cột, cha nên cho con một mái ấm hạnh phúc và an toàn. Cảm giác an toàn nhất đến từ việc cha mẹ yêu thương nhau, đặc biệt cha yêu mẹ. Một cặp vợ chồng không hạnh phúc, hay cãi nhau trước mặt con sẽ gây ra vấn đề tâm lý với con trẻ.
Nguồn: Vnexpress.net