Bệnh đái tháo đường hay còn được gọi là tiểu đường, là căn bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến là ở người già. Khi mắc tiểu đường, cơ thể mất đi khả năng sản xuất và sử dụng hormone insulin một cách thích hợp, từ đó lượng đường trong máu tăng cao. Người bệnh có một số biểu hiện đặc trưng là uống nước nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và giảm cân nhanh chóng. Khi diễn biến nghiêm trọng, các biểu hiện cấp tính có thể kể đến là hôn mê, hạ đường huyết, chậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi’.
Đái tháo đường là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường. Là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng. Hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn. Có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim. Cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đường chính là bước cần thiết để lựa chọn cách chăm sóc và chữa bệnh hiệu quả nhất.


Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa. Biểu hiện bằng tình trạng tăng lượng đường trong máu một thời gian dài. Các triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhiều. Đái tháo đường nếu không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Trong đó các biến chứng cấp tính có thể kể đến như hạ đường huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, thậm chí tử vong.
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:
- Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
- Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Mờ mắt;
- Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
- Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
- Khô miệng;
- Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
- Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường ở người già
Nếu tình trạng đái tháo đường ở người già không được kiểm soát, sự tích tụ glucose trong máu có thể gây ra tổn thương cho gần như mọi cơ quan chính trong cơ thể, bao gồm cả tổn thương thận; tổn thương động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim; tổn thương mắt, dẫn đến giảm thị lực, mù lòa; rối loạn cương dương (bất lực) ở nam giới; và tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến chấn thương và nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Việc điều trị các biến chứng do bệnh tiểu đường ở người già rất khó khăn, nhưng bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giúp giảm thiểu tác động của bệnh tiểu đường trong tương lai. Việc ngăn ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường là rất quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết bị đái tháo đường
Xét nghiệm máu sau 8 giờ nhịn đói (xét nghiệm đường huyết lúc đói) để biết được chính xác tình trạng đường huyết của mình. Sau đó dựa vào trị số đường huyết lúc đói, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng đường huyết.


Ngoài trị số đường huyết lúc đói, xét nghiệm HbA1c sẽ cho biết mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng gần nhất. Nếu trị số HbA1c > 6.5% có thể chẩn đoán đái tháo đường. Đây còn là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết của người bệnh, giúp các bác sĩ biết được đường huyết của người bệnh có được kiểm soát tốt hay không trong thời gian 2-3 tháng vừa qua.
Những người dễ bị bệnh đái tháo đường?
Khác với đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường thai kỳ hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, đái tháo đường tuýp 2 có những yếu tố nguy cơ như sau:
Các yếu tố can thiệp được
- Thừa cân béo phì
- Ít hoạt động thể lực
- Tăng huyết áp
- Rối loạn mỡ máu
- Tiền đái tháo đường
- Rối loạn đường huyết lúc mang thai
Các yếu tố không can thiệp được
- Trên 40 tuổi
- Gia đình từng có người bị đái tháo đường
Phòng tránh và điều trị căn bệnh đái tháo đường


Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Vì vậy cần chú ý đến những điều sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
Cách thức ăn uống
- Chế độ ăn uống lành mạnh có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột
- Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt)
Cách thức tập luyện
- Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần
- Kiểm soát chỉ số BMI từ 18-25
Trong đó việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh; 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ. Và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống y tế cũng cần được củng cố, tiếp tục nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị. Tại các cơ sở y tế, đồng thời chú trọng phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở. Mạng lưới bác sỹ gia đình để truyền thông vận động cộng đồng thay đổi hành vi, phòng chống các yếu tố nguy cơ, cung cấp các dịch vụ dự phòng, tư vấn đầy đủ về bệnh cho người dân. Đồng thời bảo đảm người có nguy cơ cao. Người mắc bệnh đái tháo đường được phát hiện sớm. Quản lý điều trị liên tục và lâu dài tại cộng đồng.
Nguồn: vsh.org.vn