Trào ngược dạ dày ở trẻ là gì?


Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rối loạn tiêu hóa mạn tính. Xảy ra khi dịch vị có tính axit trong dạ dày, hay thực phẩm và chất lỏng khác. Dẫn ngược vào thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ sơ sinh. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây nôn mửa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Trào ngược dạ dày thực quản là một điều bất thường mà bố mẹ cần hết sức lưu ý.
Trào ngược dạ dày ở trẻ và những nguyên nhân
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến cơ vòng thực quản dưới. Cơ vòng thực quản dưới là phần cơ vòng nằm dưới cùng của thực quản. Thông thường, cơ vòng mở ra để cho thức ăn vào dạ dày. Và đóng lại để giữ thức ăn trong dạ dày không trào ngược ra. Khi cơ vòng giãn ra quá thường xuyên hoặc quá lâu. Thì các axit sẽ trào ngược trở vào thực quản, gây nôn hoặc ợ nóng.
Phân loại trào ngược dạ dày ở trẻ và cách nhận biết
Trào ngược dạ dày ở trẻ được phân loại thành trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, cụ thể:
Trào ngược sinh lý
- Độ tuổi gặp phải là trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Triệu chứng thường gặp là bị trớ sữa nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên trẻ vẫn sinh hoạt bình thường. Lên cân đều, không bị khò khè tái phát nhiều lần…
- Nguyên nhân: do mẹ cho bú sai tư thế, khiến sữa bị trào ngược lên miệng. Ngoài ra còn do hệ tiêu hóa trẻ chưa ổn định. Cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều.
- Tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian, chậm nhất là đến khi trẻ được trên 1 tuổi.
Trào ngược bệnh lý
- Xảy ra đối với trẻ trên 1 tuổi
- Triệu chứng gây ra cho trẻ là thường hay bị nôn trớ, giọng khàn, hơi thở khò khè trong lúc ngủ. Thường xuyên cáu kỉnh, trẻ quấy khóc liên tục, hen phế quản, viêm phổi tái phát; chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn
- Nguyên nhân chủ yếu do trẻ mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày. Làm cho cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu, trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh…
- Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp và kịp thời tránh gây ra biến chứng.
Các triệu chứng và diễn tiến trào ngược dạ dày ở trẻ
Ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Chứng ợ nóng có thể kéo dài đến 2 giờ và có xu hướng nghiêm trọng hơn sau bữa ăn. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến các vấn đề sau:
- Nôn mửa đặc biệt là sau khi ăn
- Nghẹn hoặc thở khò khè nếu dịch trào ngược vào khí quản và phổi
- Ợ hơi hoặc nấc cụt
- Kéo dài triệu chứng nôn thức ăn hoặc dịch chua lỏng khi trẻ đã ngoài 1 tuổi vì thông thường triệu chứng như vậy sẽ chấm dứt khi trẻ được 1 tuổi
- Cáu kỉnh hoặc quấy khóc sau khi ăn
- Chán ăn hoặc ăn với số lượng ít
- Không tăng cân
- Một số triệu chứng có thể nặng hơn nếu bố mẹ cho bé nằm xuống hoặc đặt vào trong xe đẩy ngay sau bữa ăn
Biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày ở trẻ


Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến:
- Các vấn đề hô hấp nếu trào ngược axit vào khí quản, phổi hoặc mũi
- Sưng tấy và nóng rát trong thực quản
- Xuất huyết thực quản
- Để lại mô sẹo trong thực quản gây cản trở quá trình nuốt thức ăn
- Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản phụ thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên làm đặc sữa hay thức ăn của trẻ bằng cách thêm 1 muỗng ngũ cốc yến mạch để giảm hiện tượng trào ngược. Đảm bảo bé luôn ở tư thế thẳng đứng trong khi cho bú cũng có thể giúp đỡ làm giảm trào ngược.
Trẻ lớn hơn thì cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống mà có khả năng kích hoạt các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, chẳng hạn như:
- Trái cây họ cam quýt
- Chocolate
- Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine
- Những thực phẩm giàu béo và đồ chiên
- Tỏi và hành tây
- Những thực phẩm cay
- Những thực phẩm có cà chua và nước sốt
- Bạc hà
Bố mẹ nên kê cao đầu giường của trẻ lên khoảng 15-20 cm nhằm giảm thiểu trào ngược xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán các nguyên nhân khác gây nên trào ngược có thể do béo phì hay một số loại thuốc. Đối với trẻ vị thành niên, việc hút thuốc, uống rượu cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trào ngược.
Một số lưu ý
Nếu các biện pháp này không giúp giảm các triệu chứng, bác sĩ có thể cho trẻ thuốc uống như thuốc kháng thụ thể H2 giúp ngăn chặn việc tiết axit ở dạ dày hoặc thuốc ức chế bơm proton và làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra. Thuốc prokinetics đôi khi được sử dụng để giảm số lần trào ngược bằng cách giúp cơ thắt thực quản làm việc tốt hơn và dạ dày nhanh tiêu hóa hơn.
Một số ít trường hợp, khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bao đáy vị nissen để thắt chặt các cơ vùng phình vị gần thực quản, từ đó giữ cho dịch dạ dày không trào ngược lên.
Trào ngược dạ dày thực quản khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ bị gián đoạn và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo những thông tin trên để giúp trẻ phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhé.
Nguồn: hellobacsi.com