Phương pháp phòng tránh bệnh tăng huyết áp ở người già

Bệnh tăng huyết áp là tác nhân gây ra nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận… Có thể để lại nhiều biến chứng suốt đời hoặc tử vong cho người bệnh. Theo con số được công bố từ Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải bệnh tăng huyết áp. Tương đương cứ 5 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị bệnh nguy hiểm này. Tăng huyết áp có nhiều nguyên nhân, trong đó việc ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện không hợp lý là những nguyên nhân rất phổ biến gây bệnh. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Phương pháp phòng tránh bệnh tăng huyết áp ở người già’.

Tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi

Song song với tình trạng dân số già là tình trạng cao huyết áp ở người cao tuổi trên toàn thế giới. Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2015. Tỷ lệ cao huyết áp chung là 47,3%, chiếm đến 60% ở người trên 60 tuổi; và trên 80% ở người trên 80 tuổi. Cao huyết áp nói chung và cao huyết áp ở người cao tuổi nói riêng. Là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Tăng huyết áp là rối loạn bao gồm nhiều yếu tố. Người cao tuổi bị cao huyết áp có sự khác biệt so với các nhóm tuổi khác như:

Tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi
Tăng huyết áp ở người cao tuổi
  • Tăng độ nhạy với muối natri, tăng đáp ứng với điều trị lợi tiểu. Giảm hoạt tính hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAA)
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp hơn
  • Tăng độ cứng thành động mạch
  • Rối loạn chức năng nội mô
  • Tăng tần suất cao huyết áp áo choàng trắng.

Những biến chứng nguy hiểm khi người cao tuổi bị tăng huyết áp

Người cao tuổi sức khỏe thường suy giảm, chính vì vậy cao huyết áp ở người cao tuổi thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy tim là biến chứng đầu tiên, có đến 90% bệnh nhân suy tim với nguyên nhân là cao huyết áp. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm bởi nó diễn ra thầm lặng trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đột quỵ.
  • Các biến chứng về não có thể gặp do cao huyết áp như xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não.
Những biến chứng nguy hiểm khi người cao tuổi bị tăng huyết áp
Các biến chứng tăng huyết áp
  • Tăng huyết áp ở người già có thể gây ra suy thận do màng lọc của tế bào thận bị hỏng dẫn đến tình trạng đi tiểu ra protein.
  • Mạch máu võng mạc bị tổn thương, xuất huyết võng mạc, thị lực suy giảm thậm chí là mù lòa.
  • Tiểu đường và tăng huyết áp thường đi kèm với nhau. Chính vì vậy người bệnh cao huyết áp cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ. Để sớm phát hiện bệnh tiểu đường nếu có.

Xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học

  • Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.
  • Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh cao huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15gam/ngày. Trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
  • Tăng cường hoạt động thể lực: Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Không hút thuốc, hạn chế bia, rượu là biện pháp hữu hiệu nhất. Để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.
  • Mọi người hãy chủ động kiểm tra huyết áp của mình. Đối với những mắc huyết áp nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà. Ít nhất mỗi ngày 1 lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp. Để giúp cán bộ y tế cùng theo dõi sức khỏe và đánh giá kết quả điều trị.
  • Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình để phòng chống bệnh tăng huyết áp.

Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *