Tìm hiểu về 3 bài thuốc dân gian điều trị long đờm hiệu quả

Hiện nay, y học ngày càng phát triển hiện đại, vì thế có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt là chứng ho có đờm. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chọn lựa những loại thuốc phù hợp với bản thân mình nhất, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, bạn có thể lựa chọn các bài thuốc dân gian bởi hiệu quả mang lại cực kỳ cao. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc tìm về 3 loại thuốc dân gian có tác dụng long đờm hiệu quả, cùng theo dõi nhé!

Ho có đờm là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, ho được xem là một phản xạ có lợi của cơ thể, giúp tống khứ bụi bẩn, dị vật và tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp mũi miệng ra ngoài. Và ho đôi khi có đờm là do đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện với tạp chất.

Triệu chứng ho có đờm thường là ho kèm theo dịch tiết được tiết ra từ họng, phế nang hoặc phế quản. Thông thường, lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ thường sẽ được đào thải qua mũi họng hay đường tiêu hóa.

Căn cứ vào triệu chứng ho có đờm thường được chia thành bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Nếu triệu chứng ho kèm theo đờm kéo dài hơn 3 tuần được coi là bệnh mạn tính.

Những nguyên nhân gây ra bệnh ho có đờm

Những nguyên nhân gây ra bệnh ho có đờm
Nguyên nhân gây ra bệnh ho có đờm

Hầu hết các nguyên nhân gây ho có đờm có thể là do các căn bệnh cấp tính gây ra như bệnh cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm thanh quản hoặc viêm xoang cấp,… Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh kéo dài, người bệnh nên cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh nguy hiểm như:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn: Còn được gọi là bệnh COPD. Là một căn bệnh đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm diễn ra trong nhiều ngày, nhất là vào buổi sáng
  • Bệnh lao phổi: Là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày. Bên cạnh triệu chứng này, người bệnh còn cảm thấy đau tức ở ngực, khó thở và đôi khi ho có đờm lẫn máu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe phổi, gây khó thở. Thậm chí nhiều trường hợp bị suy hô hấp dẫn đến tử vong
  • Giãn phế quản: Bệnh có hai thể chính là giãn phế quản khô và giãn phế quản ướt. Triệu chứng của giãn phế quản khô là ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong khi đó, giãn phế quản ướt gây ho có đờm mủ lâu ngày
  • Ung thư phổi: Bệnh với biểu hiện đặc trưng như ho có đờm kèm theo triệu chứng nuốt khó, đau ở ngực và khàn tiếng

3 bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm

Bài thuốc 1: Củ hành tây

Hành tây có chứa các hợp chất có thể làm giảm ho hiệu quả. Có nhiều cách khác nhau chế biến hành tây thành món ăn, bài thuốc có tác dụng long đờm.

Bạn có thể thái mỏng một củ hành tây và đun sôi trong nước; hoặc thêm vào nước gà nấu thành súp hay canh và nhâm nhi một vài lần một ngày.

Cuốn sách “1.801 Phương thuốc dùng trong nhà” cũng gợi ý làm xi-rô ho bằng hành tây như sau:

  • Đun 2 muỗng canh nước cốt chanh và 1 muỗng canh mật ong cho đến khi hỗn hợp này đủ ấm
  • Sau đó khuấy đều khoảng 2 muỗng cà phê hành tây nghiền và uống như xi-rô
Bài thuốc 1: Củ hành tây
Sử dụng hành tây để chữa ho long đờm

Bài thuốc 2: Cải ngựa

Những món ăn làm từ cải ngựa có thể làm sạch các chất nhầy từ đường hô hấp. Và có thể có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng cảm lạnh khác như nghẹt mũi.

Trong Bách khoa toàn thư về thảo mộc “Rodale’s Illustrated Encyclopedia of Herbs” khuyến cáo có thể làm xi-rô tự chế như sau:

  • Thêm 1 ounce (29,5 ml) cải ngựa và 1/2 ounce (14,8 ml) hạt mù tạt vào 1 pint (473 ml; khoảng 2 ly) nước sôi
  • Ngâm các loại thảo mộc trong vòng 4 giờ, lọc qua hỗn hợp này và dùng 3 muỗng canh 3 lần mỗi ngày

Bài thuốc 3: Gừng

Gừng là một loại thảo mộc vị hăng có tác dụng làm loãng đờm. Dùng gừng kết tinh là một cách điều trị phù hợp cho chứng ho. Trà gừng cũng là một thức uống long đờm hiệu quả.

Cuốn sách “1.801 Phương thuốc dùng trong nhà” gợi ý cho những người có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như sau:

  • Gọt vỏ và cắt lát mỏng rễ gừng tươi và thêm vào 8 ounces (236 ml; khoảng 1 ly) nước sôi
  • Nấu trà vừa sôi cho 05 – 10 phút, lọc qua và dùng uống nhâm nhi

Bạn có thể nhâm nhi trà gừng trong suốt cả ngày.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *